Cây cỏ ngọt là loại cây họ cúc có hàm lượng đường tự nhiên khá cao và thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc đông y hay tây y. Cây cỏ ngọt lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1908, bởi hai nhà khoa học là Reseback và Dieterich. Đây là loại cây thân thảo, thân màu xanh, lá cây mọc đối xứng nhau, có hình răng cưa và một lớp lông tơ mỏng phủ hai bên.Ở bài viết này sẽ giúp giới thiệu đến bạn các tác dụng của cây cỏ ngọt thường được áp dụng.
Tác dụng nổi bật của cây cỏ ngọt bạn chưa biết?
Công dụng cơ bản của cây cỏ ngọt: Giải nhiệt, lợi tiểu, Trị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, Ngăn ngừa bệnh dạ dày, điều trị đau dạ dày, Chăm sóc tóc, Chăm sóc răng miệng, Ngăn ngừa bệnh dạ dày
Công dụng nổi bật của cây cỏ ngọt
- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
- Trong cây cỏ ngọt có khá nhiều hoạt chất giúp giảm các cơn đau và chứng bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn dạ dày rất tốt.
- Giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.
- Chăm sóc da: Tác dụng như giảm tiết bã nhờn, làm giảm các nếp nhăn, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn, chống viêm da và ngăn ngừa mụn trứng cá.
- Chăm sóc tóc: Giúp bạn sở hữu một mái tóc mượt mà, đẹp và giải quyết nhanh các vấn đề về gàu và da đầu.
- Trị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp: Bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng thì kết quả là huyết áp ổn định hơn, lợi tiểu, người thấy khỏe khoắn và hoạt bát hơn.
- Chăm sóc răng miệng: Có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hào với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày.
- Giải nhiệt, lợi tiểu: Cây cỏ ngọt có thể sử dụng kết hợp với các loại nhân trần, trà atiso uống mỗi ngày như nước bình thường, không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, loại nước này còn có công dụng lợi tiểu hiệu quả. Đây cũng là loại thức uống khá tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.